Tình trạng Bờ_Tây

Bản đồ Bờ Tây (với Dải Gaza), thể hiện các vùng về hình thức thuộc chính quyền Palestine màu xanh tối và những vùng do Israel quản lý màu xanh sáng.

Tình trạng tương lai của Bờ Tây và Dải Gaza trên bờ biển Địa Trung Hải, đã là chủ đề đàm phán của người Palestine và người Israel, dù Tiến trình hòa bình hiện nay, do "Nhóm bộ tứ" gồm Hoa Kỳ, Nga, Liên minh châu Âu, và Liên Hiệp Quốc đưa ra, đã đề xuất một nhà nước Palestine độc lập tại những lãnh thổ đó cùng tồn tại với Israel (xem thêm Những đề xuất về một nhà nước Palestine).

Người Palestine tin rằng Bờ Tây phải là một phần của quốc gia có chủ quyền của họ, và rằng sự hiện diện quân sự của Israel là một sự vi phạm vào quyền tự quyết của họ. Liên hiệp quốc gọi đó là Bờ Tây và Dải Gaza bị Israel chiếm đóng (see Các lãnh thổ bị Israel chiếm đóng). Hoa Kỳ nói chung đồng ý với định nghĩa này. Nhiều người Israel và những người ủng hộ họ thích thuật ngữ các vùng lãnh thổ tranh chấp, cho rằng nó gần với một quan điểm nhìn nhận trung lập hơn; quan điểm này không được đa số quốc gia thừa nhận, họ coi "bị chiếm đóng" là việc miêu tả trung lập cho tình trạng hiện nay.

Israel đưa ra lý lẽ [cần dẫn nguồn] rằng sự hiện diện của họ là hợp pháp bởi vì:

  1. Biên giới phía đông của Israel chưa bao giờ được bất kỳ bên nào xác định;
  2. Các lãnh thổ tranh chấp chưa từng là một phần của bất kỳ quốc gia nào (sự sáp nhập của Jordan chưa bao giờ được chính thức công nhận) từ thời điểm Đế chế Ottoman;
  3. Theo Hiệp định hòa bình Trại David (1978) với Ai Cập, thỏa thuận năm 1994 với JordanHiệp định hòa bình Oslo với PLO, tình trạng cuối cùng của những vùng lãnh thổ sẽ chỉ được xác định khi có một thỏa thuận lâu dài giữa Israel và Palestine.

Ý kiến chung của người Palestine đều là nhất trí chống lại sự hiện diện quân sự và định cư của Israel tại Bờ Tây và coi đó là sự vi phạm vào quyền thành lập nhà nước cũng như chủ quyền của họ. Ý kiến của Israel bị chia rẽ thành một số quan điểm:

  • Rút quân toàn bộ hay một phần khỏi Bờ Tây với hy vọng cùng tồn tại hòa bình với tư cách là các nước riêng biệt (thỉnh thoảng được gọi là quan điểm "đổi đất lấy hòa bình"); (Theo một cuộc trưng cầu dân ý năm 2003, 73% người Israel ủng hộ thỏa thuận hòa bình dựa trên nguyên tắc này ).
  • Tiếp tục giữ sự hiện diện quân sự ở Bờ Tây để kìm chế chủ nghĩa khủng bố Palestine bằng biện pháp ngăn chặn hay can thiệp quân sự, trong khi từ bỏ sự kiểm soát chính trị ở một số mức độ;
  • Sáp nhập Bờ Tây trong khi coi người dân Palestine là (ví dụ) công dân của Jordan với sự cho phép sinh sống tại Israel theo Kế hoạch hòa bình Elon;
  • Sáp nhập Bờ Tây và đồng hóa người Palestine thành những công dân Israel thực sự;
  • Sáp nhập Bờ Tây và di chuyển một phần hay toàn bộ người dân Palestine (một cuộc trưng cầu dân ý năm 2002 thời kỳ đỉnh điểm của phong trào Al Aqsa intifada cho thấy 46% người dân Israel thích di chuyển người Palestine ; trong hai cuộc trưng cầu dân ý năm 2005 sử dụng các biện pháp tìm hiểu khác nhau cho thấy con số này là gần 30%).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bờ_Tây http://www.americanthinker.com/articles.php?articl... http://www.globalpolitician.com/articles.asp?ID=13... http://www.jpost.com/servlet/Satellite?apage=2&cid... http://encarta.msn.com/encyclopedia_761557747_2/We... http://www.pademographics.com http://www.smolanim.com/post-search.php3?RowID=617... http://www.aauj.edu/overview/um/um.htm http://www.alquds.edu/gen_info/index.php?page=over... http://www.bethlehem.edu/about/history.shtml http://home.birzeit.edu/dsp/research/publications/...